Đề tài: Ứng dụng bao tải cát sinh thái cho bảo vệ bờ (Application of Eco-Geo-Sand bags for river bank protection)

    Gửi lên: 23/04/2015 08:50, Người gửi: mwivn, Đã xem: 810
    Đề tài nghiên cứu Thạc sĩ, do học viên Trần Quang Đức thực hiện.
    Cán bộ hướng dẫn:
    1. PGS. TS. TRỊNH CÔNG VẤN
    2. GS. TS. F. COLLIN
    Mục tiêu nghiên cứu: Sạt lở bờ sông đang là vấn đề cấp thiết hiện nay ở viêt nam. Sạt lở xảy ra ở hầu hết các con sông và ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế, xã hội. Để đối mặt với vấn đề này, hàng năm chính phủ phải đầu tư một khoản ngân sách lớn cho các công trình bảo vệ bờ khắp cả nước. Biện pháp phổ biến hiện nay vẫn chủ yếu dùng các vật liệu cứng truyền thống như bê tông, đá…Tuy nhiên, các giải pháp này có giá thành cao, ảnh hưởng môi trường tự nhiên, việc nâng cấp sửa chữa tốn kém và khó khăn… Bài viết này sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, phát triển và ứng dụng thí điểm giải pháp bao cát vải địa kỹ thuật để bảo vệ bờ, một giải pháp mềm mới có giá thành thấp, thân thiện môi trường đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trên thế giới.
    Mục tiêu chính của nghiên cứu là áp dụng bao tải cát bằng vải địa kỹ thuật (Geo bags or sand bags) như một giải pháp hiệu quả về kinh tế - thân thiện với môi trường cho bảo vệ bờ sông tại Việt Nam. 
    Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển giải pháp sử dụng các bao cát để bảo vệ bờ sông với các nội dung chính: 
    + Phân tích lựa chọn loại vải.
    + Phân tích lựa chọn đường may bao.
    + Phân tích lựa chọn kích thước và cách may bao.
    + Tiến hành các thí nghiệm kiểm tra độ bền cơ học của sản phẩm.
    + Phân tích, đánh giá bao cát có đuôi để tăng cường khả năng chống trượt
    + Trồng thí nghiệm các loại cỏ, phân tích lựa chọn loại cỏ phù hợp để tạo mảng xanh và bảo vệ bao cát sinh thái.
    Kết quả đạt được của đề tài: 
    + Đã ứng dụng thành công các bao cát sinh thái để bảo vệ bờ sông thuộc dự án thí điểm tại tỉnh Tiền Giang. Dự án nằm trên đoạn kênh Nguyễn Văn Tiếp B (tuyến thoát lũ chính từ Đồng Tháp Mười ra sông Vàm Cỏ, đồng thời là tuyến giao thông thủy quan trọng nối liền vùng Đồng Tháp Mười với thành phố Hồ Chí Minh).
    + Đã 
    xuất bản được bài báo trên tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi & Môi trường số 45, tháng 06/2014.
    + Đã bảo vệ luận văn thành công, với hội đồng bảo vệ: 
    1. GS. TS. Philippe Rigo.
    2. GS. TS. Trịnh Minh Thụ.
    3. PGS TS. Nguyễn Trung Việt
    4. TS. Hoàng Việt Hùng
    5. GS. TS. Marrie Hiver
    + Số điểm đạt được 16/20 (điểm)

    Tải về

    Từ site MWI - Viện Đổi Mới Công Nghệ Thủy Lợi Mekong:
    ( Dung lượng: 5.14 MB )

    • Phiên bản: N/A
    • Tác giả: Trần Quang Đức
    • Website hỗ trợ: N/A
    • Cập nhật: 06/05/2015 15:45
    • Thông tin bản quyền: mwi
    • Đã tải về:
      254
    • Đã thảo luận: 0
    Đánh giá
    Bạn đánh giá thế nào về file này?

    Hãy click vào hình sao để đánh giá File
     

    Giới thiệu

    Nhiệm vụ phụ Viện Đổi mới công nghệ Thủy lợi được thành lập bởi Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam (VUSTA) có nhiệm vụ nghiên cứu đổi mới công nghệ trong lĩnh vực Thủy lợi, Công nghệ nước và Môi trường phục vụ cho phát triển bền vững vùng châu thổ Mekong và các khu vực khác tại Việt...

     LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Môi Trường

    - Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và giải pháp bền vững trong lĩnh vực môi trường
    - Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đổi mới có chi phí thấp , thân thiện với thiên nhiên để xử lý và bảo vệ môi trường...

    Công nghệ nước

    Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các giải pháp bền vững trong lĩnh vực cung cấp nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
            +Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình xử lý và cung cấp nước sạch phù hợp phục vụ cho nhân dân vùng lũ ĐBSCL...
           
    Thuỷ lợi

    Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các giải pháp bền vững trong lĩnh vực Thủy lợi:
              + Nghiên cứu quản lý tổng hợp rủi ro do lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đối với ĐBSCL và các thành phố trong khu vực bao gồm ...