Đề tài nghiên cứu Thạc sĩ, do học viên Dương Thị Thùy Dung thực hiện.
Cán bộ hướng dẫn:
1. PGS. TS. TRỊNH CÔNG VẤN
2. GS. TS. SEBASTIEN ROUX
Mục tiêu nghiên cứu: ĐBSCL là phần thấp nhất của lưu vực sông Mekong, thuộc phía Nam của Việt Nam. ĐBSCL hiện tại bao gồm 3.9triệu ha đất canh tác với hơn 2triệu ha canh tác lúa. Đây là vùng nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đảm bảo đời sống hàng triệu người. Do đó, vùng ĐBSCL có một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Lũ hàng năm ở đồng bằng bên cạnh những nguồn lợi, nó cũng còn là trở ngại cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khoảng gần một nửa diện tích của đồng bằng liên tục bị ngập từ 4 đến 6 tháng trong mùa lũ. Lũ đe dọa, gây thiệt hại cả về tính mạng và tài sản của người dân địa phương. Trong trận lũ năm 1994, 407 người thiệt mạng và thiệt hại tài sản hơn 2.2 tỷ đồng. Lũ Linda năm 1997, hơn 3.000người thiệt mạng. Đặc biệt, cơn lũ lịch sử năm 2000 là trận lụt nghiêm trọng trong vòng 75 năm qua, đã gây thiệt hại lớn. Nó gây ra thiệt hại nghiệm trọng tại ĐBSCLvới ước tính hơn 500 người bị thiệt mạng và thiệ hại tài sản hơn 4.600 tỷ.
An Giang là một trong 3 tỉnh thượng nguồn của ĐBSCL chịu ảnh hưởng trực tiếp hàng năm bởi lũ. Mỗi năm lũ thượng nguồn tràn về kết hợp với lượng mưa tại chỗ thường xuyên gây ngập lụt nghiêm trọng với độ sâu từ 1 -4m, trong thời gian kéo dài từ 2-6tháng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế - xã hội.
Đối tượng nghiên cứu chính:
+ Thành lập các bản đồ về rủi ro và tác hại do lũ.
+ Khảo sát, và thành lập bản đồ đánh giá tổn thương do lũ tỉnh An Giang.
+ Giúp kết nối các khái niệm về lý thuyết dễ bị tổn thương và ra quyết định.
+ Đưa ra các hành động chính xác để giảm thiểu tổn thương do lũ.
Kết quả đạt được:
+ Đã bảo vệ luận văn thành công, với hội đồng bảo vệ:
1. GS. TS. Philippe Rigo.
2. GS. TS. Trịnh Minh Thụ.
3. TS. Nguyễn Mai Đăng.
4. TS. Phạm Văn Song.
+ Số điểm đạt được: 15/20 (điểm)
Tải về
Từ site MWI - Viện Đổi Mới Công Nghệ Thủy Lợi Mekong:
( Dung lượng: 3.85 MB )
Thảo luận