Đề tài: Nghiên cứu khả năng ứng dụng các kết cấu ống cát cho các công trình bảo vệ bờ biển khu vực miền Trung

    Gửi lên: 12/05/2015 16:38, Người gửi: editor, Đã xem: 614
    Đề tài nghiên cứu Thạc sĩ, do học viên Nguyễn Xuân Giáp thực hiện.
    Cán bộ hướng dẫn:
    1. PGS. TS. TRỊNH CÔNG VẤN
    2. TS. PHẠM VĂN SONG
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Các mục tiêu của công trình ống cát là ổn định đường bờ biển, bồi đắp, phục hồi và mở rộng các bãi biển sạt lở; chỉnh trị tình trạng bồi lắng, xói mòn tại các cảng biển, cửa sông; bảo vệ các đụn cát thiên nhiên và môi trường phía sau các đụn cát; xử lý tình trạng vên lở bên bồi tại các triền sông, bán đảo; bảo vệ các đê đập và các công trình xây dựng dọc bờ biển ... Thuộc tính cơ bản là không gây tác động đến động lực học trầm tích bờ biển, tôn trọng môi trường, tích hợp một cách tối ưu vào hệ sinh thái, không làm biến đổi sự cân bằng hệ động thực vật trong khu vực, tôn trọng người sử dụng, không gây nguy hiểm cho người tắm biển, ngư dân... giải pháp thực thi nhanh và hiệu quả, một giải pháp bền vững và hạ giá thành. 
    Những kết cấu ống cát ngoài nhiệm vụ chống xói lở bờ biển có nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, tạo cảnh quan môi trường, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương là cát để bảo vệ bờ biển, giảm giá thành các cồng trình xây dựng. Xuất pháp từ những nhiệm vụ đó bằng các nguồn vốn khác nhau, các dự án thử nghiệm một số hệ thống ống cát sử dụng công nghệ của Pháp, Hà Lan, Đài Loan... tại những bờ biển bị xói lở như: tại Phú Thuận – Phú Vang – Thừa Thiên Huế, tại Tam Quan – Núi Thành – Quảng Nam, tại Đồi Dương – Phan Thiêt – Bình Thuận, tại cửa Lộc An – Đất Đỏ - Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, một số công trình cũng đã bị hư hỏng và có thể nói là chưa thành công tại tỉnh Bình Thuận, Quảng Nam.
    Để đánh giá đúng những thành công và chưa thành công những công trình sử dụng ống cát cần thiết phải tiến hành điều tra toàn bộ hiện trạng tình hình thiết kế, xây dựng công trình để làm cơ sở phân tích, đánh giá về hiệu quả, giải pháp công nghệ, năng lực thiết kế, thi công và quả lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình...Từ đó đề xuất phạm vi áp dụng, các giải pháp nâng cao hiệu quả, hạn chế những hư hỏng, nâng cao chất lượng và độ bền vững của công trình mềm bảo vệ bờ biển. Trong các yếu tố tác động trực tiếp lên ống cát sóng là một nhân tố chủ yếu gây mất ổn định và được xem xét chính trong đề tài.
    Kết quả đạt được: 
    + Đã bảo vệ luận văn thành công, với hội đồng bảo vệ: 
    1. GS.TS. Phạm Ngọc Quý
    2. GS.TS. Tăng Đức Thắng
    3. TS. Nguyễn Nghĩa Hùng
    4. TS. Nguyễn Thanh Hải
    + Số điểm đạt được: 8.2/10 (điểm)

     
    • Phiên bản: N/A
    • Tác giả: Nguyễn Xuân Giáp
    • Website hỗ trợ: N/A
    • Cập nhật: 13/05/2015 10:19
    • Thông tin bản quyền: N/A
    • Đã tải về:
      39
    • Đã thảo luận: 0
    Đánh giá
    Bạn đánh giá thế nào về file này?

    Hãy click vào hình sao để đánh giá File
     

    Giới thiệu

    Nhiệm vụ phụ Viện Đổi mới công nghệ Thủy lợi được thành lập bởi Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam (VUSTA) có nhiệm vụ nghiên cứu đổi mới công nghệ trong lĩnh vực Thủy lợi, Công nghệ nước và Môi trường phục vụ cho phát triển bền vững vùng châu thổ Mekong và các khu vực khác tại Việt...

     LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Môi Trường

    - Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và giải pháp bền vững trong lĩnh vực môi trường
    - Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đổi mới có chi phí thấp , thân thiện với thiên nhiên để xử lý và bảo vệ môi trường...

    Công nghệ nước

    Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các giải pháp bền vững trong lĩnh vực cung cấp nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
            +Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình xử lý và cung cấp nước sạch phù hợp phục vụ cho nhân dân vùng lũ ĐBSCL...
           
    Thuỷ lợi

    Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các giải pháp bền vững trong lĩnh vực Thủy lợi:
              + Nghiên cứu quản lý tổng hợp rủi ro do lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đối với ĐBSCL và các thành phố trong khu vực bao gồm ...